Ai muốn nghe khôngvới nhịp điệu Hip-hop cổ điển, chậm rãi, mở đầu bằng tiếng guitar rồi được đệm nhẹ bằng piano mở ra không gian thuận lợi để trải lòng. Cái bắt tay với Madihu giúp bản phối bay bổng, mơ mộng như đặc trưng của nhà sản xuất trẻ đến từ Hà Nội.
MV có phần giản đơn, gồm hai mạch chính: Đen ở trên phố mời mọi người nghe bài nhạc mới nhất của mình chỉ bằng một tấm bìa carton viết chữ; và Đen của khía cạnh nghệ sĩ, với các trang phục đẹp, bối cảnh xa hoa… nhưng luôn một mình, cô độc và bị kẹt lại bởi cảnh quay cận có phần chật chội trong những khung hình ngược sáng hoặc chỉ thấy lưng.
Trải lòng về ca khúc này, Đen nói:“Những thứ tôi làm đúng hay sai, hoặc nó có phải là không đúng, cũng không sai không? Đôi khi tôi cũng suy nghĩ xem bản thân có bị ‘biến đổi' không? Những gì tôi đang có, cái gì là thực, cái gì là ảo? Tất cả là sự suy xét về bản thân, đam mê, nhiệt huyết của tôi". Do đó, đây không chỉ là một bản rap hậu những chỉ trích trước đây, mà còn là những trăn trở của người trưởng thành với các quyết định, do đó Đen dễ dàng tìm được đồng cảm với người nghe.
Nhìn lại hành trình 10 năm, nếu những bài hát trước đó ca ngợi nhạc Rap như một “cứu cánh” cho cuộc đời, thì lần này đã có sự hiện hiện của những áp lực khi trở thành nghệ sĩ có tiếng nói. Đó là sự e ngại làm người hâm mộ thất vọng, là sự lo sợ thất bại không ai nghe, và không còn cái vẻ ngây thơ cũng như nhiệt huyết như nhiều năm trước: “Ngày xưa viết nhiều năm nữa, giờ lại nghĩ về nhiều năm trước/Chẳng có gì phải nghĩ, cũng chẳng muốn phải nghĩ gì nhiều”.
Ai muốn nghe khôngvẫn chứa đựng những suy tư, trăn trở trong một cuộc sống liên tục khó khăn, trong lời bài rap có sự soi chiếu giữa những khán giả và chính Đen Vâu. Một bên thì“lao vào đời để kiếm cơm”, trong khi bên kia thì “lao vào nhạc để giãi bày”.Tự nhận bản thân là người già cỗi và không ngừng mơ, tuy thế Đen Vâu đã đến gần hơn với các khán giả trong những trách nhiệm và nghĩa vụ khá tương đồng nhau.
Bài hát này cũng mở ra những sự buông bỏ và chấp nhập thay đổi. Đen thừa nhận đã khác xưa, và cần có những “biện pháp” để sống với sự nổi tiếng, chỉ trích cũng như có những thời điểm không thể viết được. Đen viết:“Coi mai mỉa như gió rít qua tai" để rồi nhớ thời“về nhiều năm trước thỏa sức tự do”nên bài học tốt nhất là tin vào bản thân trước khi tin vào ai khác.
Đời sống đầy những thách thức, có trách nhiệm, có chỉ trích, có nói xấu, có những chướng ngại: từ loài“dậu đổ bìm leo”, “nhảy bổ vào cắn”, “ăn không nói có”, “thừa nước đục thả câu”…. Thế nhưng, khi biết mình thật nhỏ bé, ta sẽ dễ dàng chấp nhận những thay đổi trong cuộc đời và tìm cách giải quyết.
Có thể nói Ai muốn nghe khônglà một bản nhạc có phần u buồn bởi những trải lòng sau nhiều biến động của Đen. Tuy nhiên, nó mang “chất” Đen, với những suy tư không chỉ của riêng nghệ sĩ, mà đã đến gần được với suy nghĩ của những người trưởng thành cũng đang va vấp và chịu nhiều áp lực.
Minh Phát
" alt=""/>MV 'Ai muốn nghe không' của Đen Vâu: Buông bỏ và chấp nhận sau những biến độngLịch sử của Nikon có trước F hàng thập kỷ. Năm 1917, tiền thân của Nikon – Nippon Kogaku – ra đời, chuyên sản xuất thiết bị quang học và kính tiềm vọng tàu ngầm, kính ngắm đại bác trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, công ty chuyển hướng sang máy ảnh với sự xuất hiện của Nikon Model I.
Đã có nhiều ví dụ mang tính huyền thoại về độ bền máy ảnh Nikon. Chẳng hạn, một nhiếp ảnh gia đưa tin về chiến tranh Việt Nam được cứu sống nhờ viên đạn găm vào máy ảnh, hay một chiếc máy ảnh Nikon hoạt động bình thường dù nằm trong con tàu đắm. NASA cũng đưa Nikon lên vũ trụ trong nhiệm vụ Apollo 15 năm 1971.
Máy ảnh SLR bao gồm một gương phản xạ, chiếu hình ảnh từ camera vào kính ngắm. Tính năng này giúp SLR lấy được thị phần từ máy ảnh rangefinder của Đức. Các mẫu SLR giá rẻ, hiệu suất cao như Canon AE-1 hay Olympus OM-1 đã giúp công nghệ phổ biến hơn với những người tiêu dùng thông thường.
Cuộc chuyển dịch từ máy ảnh phim sang kỹ thuật số cũng giúp SLR củng cố vị trí. Nikon ra mắt D1, mẫu SLR kỹ thuật số (DSLR) đầu tiên vào năm 1999. Nhờ số lượng linh kiện ít hơn so với máy phim, Nikon có thể sản xuất hàng loạt dễ dàng hơn và mở rộng thị phần với các mẫu máy hướng tới gia đình.
Nếu máy ảnh SRL dùng phim lập kỷ lục doanh số 1,28 triệu máy vào năm 1980, doanh số DSLR năm 2012 là 16,2 triệu. Báo cáo năm 2010 từ chính phủ Nhật đặt máy ảnh kỹ thuật số ngang hàng với xe hơi. Đây là hai ngành mà Nhật vẫn có lợi thế, ngay cả khi các ngành khác đã mất chỗ đứng trước Hàn Quốc và Đài Loan.
Dù vậy, thành công của Nikon SLR cũng không thể duy trì khi các hãng khác chuyển sang máy ảnh không gương lật (mirrorless). Panasonic ra mắt một trong các máy ảnh mirrorless đầu tiên vào năm 2008, theo sau là Sony và Samsung.
Một trong những lý do Nikon chậm trễ gia nhập thị trường là lo ngại ảnh hưởng đến người dùng máy ảnh SLR. Công ty đã phát triển một dòng ống kính toàn diện trong hơn 6 thập kỷ và khi dùng trên máy ảnh không gương lật sẽ cần tới bộ chuyển đổi, gây phiền toái cho người dùng.
Trong khi đó, Sony nhảy vào thị trường máy ảnh kỹ thuật số với việc thâu tóm bộ phận camera của Konica Minolta năm 2006 để tận dụng công nghệ cảm biến ảnh. Máy ảnh Sony cất cánh sau năm 2013 nhờ Alpha 7, mẫu máy ảnh không gương lật full-frame, ngang hàng với linh kiện hàng đầu trong DSLR. Sony vượt qua Canon dẫn đầu đầu thị trường máy ảnh có thể hoán đổi ống kính (interchangeable-lens) vào năm 2020, còn Nikon xếp thứ ba, theo Techno Systems Research.
Thị trường máy ảnh kỹ thuật số sụt giảm nhanh chóng cộng với sự chần chừ của Nikon khiến công ty bị tác động nghiêm trọng. Bộ phận sản phẩm hình ảnh rơi vào tình trạng “báo động đỏ” trong năm tài khóa 2019 với khoản lỗ hoạt động 17,1 tỷ yen (125 triệu USD). Năm tiếp theo, lỗ tăng gấp đôi lên 35,7 tỷ yen.
Theo kế hoạch tái cấu trúc đưa ra tháng 11/2019, Nikon đóng cửa hai nhà máy liên quan tới máy ảnh tại Nhật và giảm nhân sự ở nước ngoài. Quy mô máy ảnh cho người mới bắt đầu cũng bị thu hẹp, tập trung vào thị trường dành cho dân chuyên và người có đam mê.
Năm 2018, Nikon trình làng Z7, mẫu máy ảnh mirrorless cao cấp dành cho người đam mê chụp ảnh và Z9 vào năm 2021. Ngừng phát triển máy ảnh SLR sẽ giúp Nikon dồn lực cho máy ảnh không gương lật để cạnh tranh tốt hơn.
Hiện nay, Sony đứng đầu thị trường này, xử lý mọi thứ từ thiết kế đến phát triển cảm biến ảnh cho tới sản xuất. Khi điện thoại chụp ảnh ngày một đẹp hơn, Nikon gặp thách thức lớn trên con đường phục hồi bộ phận máy ảnh của mình.
Du Lam (Theo Nikkei)
Sau khi thua kiện Nokia, Oppo có thể bị cấm bán một số mẫu smartphone thương hiệu Oppo và OnePlus tại Đức.
" alt=""/>Nikon khép lại 6 thập kỷ sản xuất máy ảnh ống rờiTrong buổi thi môn Toán sáng nay, tại phòng 1010, Trường THPT Hermann Gmeiner, Bến Tre, một trong hai giám thị coi thi đã ký sai vào giấy thi của thí sinh khiến tất cả thí sinh trong phòng thi bị mất 5 phút thời gian làm bài (sau đó đã được bù giờ).
Khi phát hiện sự cố, giám thị thu hồi tất cả bài làm trong phòng thi và phát lại giấy thi mới. Sau đó các thí sinh tiếp tục làm bài thi.
Nén nỗi đau mất mẹ để dự thi
Thông tin với báo chí, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Khánh (huyện Cần Giờ) - cho biết, tại hội đồng thi Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM chủ trì, một thí sinh ở Cần Giờ vào phòng dự thi cũng là lúc mẹ em được an táng.
Mẹ của thí sinh này mắc bệnh đã lâu, gia đình lâm hoàn cảnh khó khăn nhưng nữ sinh vẫn học tốt, chăm ngoan. Trong buổi thi sáng nay cũng là lúc mẹ thí sinh được an táng nên tinh thần thí sinh rất suy sụp. Nhà trường đã đến và động viên, an ủi em vượt qua nỗi đau, cố gắng làm bài tốt.
Ông Nguyễn Thái Sơn, thành viên hội đồng thi Cụm thi do Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm chủ trì ở Tây Ninh thông tin, tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, thí sinh Nguyễn Thị Bích Tuyền, vừa mổ ruột thừa trước thi hai ngày. " alt=""/>Không đi tập huấn, giám thị kí nhầm vào ô chấm thi